Đón nhận Viết tắt trong tiếng Việt

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Ưu điểm

Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó.

Viết tắt giúp giảm ký tự tối ưu hơn, tiết kiệm mực và giấy, giảm bộ nhớ lưu trữ văn bản.

Nhược điểm

Viết tắt cũng khiến các vấn đề khác nảy sinh như tối nghĩa hay nhầm nghĩa. Đối với tiếng Việt, viết tắt còn khiến cho việc biểu âm của chữ Quốc ngữ bị kém đi. Do thường chỉ lấy chữ cái đầu tiên của mỗi âm tiết, những chữ cùng ký tự đầu như C-Ch thành C; G-Gh-Gi thành G; N-Ng-Ngh-Nh thành N; K-Kh thành K; P-Ph thành P; T-Th-Tr thành T, nếu không giải thích thì khó phân biệt. Thậm chí là việc viết tắt không dấu (thường trong tin nhắn SMS) phát sinh A-Ă-Â thành A, D-Đ thành D; E-Ê thành E; O-Ô-Ơ thành O; U-Ư thành U, khiến việc đoán âm trở nên khó hơn.

Áo thi đấu của các đội tuyển thể thao (bóng đá, bóng chuyền,...) Việt Nam thường in tên vận động viên bằng cách viết tắt các âm tiết đầu và chỉ để lại đầy đủ phần tên cuối (như Đỗ Hùng Dũng = "D.H.Dung", Hà Đức Chinh = "H.D.Chinh", Trần Thị Thanh Thúy = "T.T.T.Thuy"). Cách in "tiết kiệm hết sức" này có những nhược điểm cố hữu không thể xoá bỏ:

  • Khiến cho tên bị "ngắn cụt" và mang cảm giác ít trang trọng: người nhìn thường sẽ đọc "đê-hát Dũng", "hát-đê Chinh" và "tê-tê-tê Thuý", hoặc bỏ chữ viết tắt và chỉ đọc "Dũng", "Chinh", "Thuý", một cách đọc theo kiểu "đọc trống không", "cộc lốc" và không mang tính lịch sự, vì khi trở thành cầu thủ thì vị trí trong xã hội của họ đã được nâng lên, rất nhiều người đều theo dõi họ thi đấu, do vậy họ cũng phải được gọi một cách lịch sự hơn. Thậm chí trong một đội có thể có nhiều người trùng tên cuối như Quế Ngọc Hải = "Q.N.Hai", Nguyễn Quang Hải = "N.Q.Hai", Phạm Tuấn Hải = "P.T.Hai", người không biết rõ tên các cầu thủ (đặc biệt là bình luận viên nước ngoài) khi nhìn tên trên áo đấu sẽ không thể đọc được rõ ràng "Hai" là cầu thủ nào.
  • Cách viết này cũng vừa sai khi nhầm phần đệm sang phần họ thay vì phần tên cuối trong tên người Việt Nam. Khoảng thời gian gần đây, tên cầu thủ trên áo thi đấu của đội bóng đá nam đã được chỉnh lại là viết tắt họ và in đủ phần đệm + tên cuối, ít nhất là đầy đủ hai âm tiết cuối (như Đỗ Hùng Dũng = "D. Hung Dung", Hà Đức Chinh = "H. Duc Chinh"), khi nhìn sẽ thấy rõ ràng và trang trọng hơn (người nhìn sẽ đọc là "Hùng Dũng" hay "Đức Chinh", xoá bỏ đi vấn đề "đọc trống không"), và cũng dễ nhận biết hơn với các cầu thủ trùng tên cuối như là "Q. Ngoc Hai", "N. Quang Hai" và "P. Tuan Hai".
  • Tuy nhiên cách viết này lại chưa thể áp dụng trọn vẹn cho nữ được do khá nhiều cầu thủ có họ tên 3 âm tiết lại vướng chữ "Thị" (có thể dễ dàng viết Phạm Hải Yến = "P. Hai Yen", Nguyễn Thị Tuyết Dung = "N. T. Tuyet Dung", nhưng rất khó để viết Chương Thị Kiều = "C. Thi Kieu" hay Thái Thị Thảo = "T. Thi Thao" được), vì chữ "Thị" (氏) nghĩa gốc là "của dòng họ" (do đó có "Chương thị" = người họ Chương). Với thói quen đọc tên của người Việt đối với nữ thường hay kiêng chữ "Thị", có thể dễ dàng đọc "Hải Yến" và "Tuyết Dung", nhưng khó có thể đọc "Thị Kiều" hay "Thị Thảo" một cách thoải mái được.
  • Một số cầu thủ có họ kép như "Âu Dương", "Tôn Thất" hay "Hoàng Phủ", nếu không để ý sẽ viết tắt sai họ (ví dụ: "Âu Dương Quân" nên viết tắt thành "A-D. Quân", vì họ cầu thủ này là họ kép)

Riêng vấn đề chữ D và Đ thành D, vì quy tắc bỏ dấu luôn được áp dụng nhưng người Việt không linh động dùng chữ Z thay D hoặc biến D thành Dz, người nước ngoài khi nhìn chữ "D" thường đọc âm /d/ (đờ) thay vì âm /z/ (dờ), và Hung Dung có thể bị đọc như "Hùng Đũng" (nếu áo in "D. Hung Dzung" thì sẽ dễ đọc đúng "Hùng Dũng" hơn).